Bình pha cà phê Syphon Hario

Bình pha cafe Syphon Hario CTA2 -240ml

Bình pha cafe Syphon Hario Coffee cũng được biết đến với tên gọi “vac-pot” (vacuum pot – bình chân không), đã từng bị lãng quên hoàn toàn bởi những quán cà phê và nhà hàng từ những năm 1970 cho đến thế kỷ 21. Gần đây, hệ thống bình pha Syphon đã lấy lại sức hấp dẫn với những chuyên gia cà phê và rất nhiều cá nhân trong ngành.
Bình pha café Syphon Hario CTA2 cũng giống như các bình Syphon Hario CTA3 và Syphon Hario CTA5, chúng chỉ khác nhau về dung tích bình thủy dưới hình cầu và bình thủy( phễu) trên có nắp mà thôi.
Bình pha cà phê Syphon Hario
Syphon Hario CTA2 - dung tích 240ml
Bộ dụng cụ pha cà phê Syphon Hario CTA2
1 x Bình thuỷ tinh chịu nhiệt có nắp – Syphon Hario Coffee
1 x Bình thuỷ tinh chịu nhiệt hình cầu – Syphon Hario Coffee
1 x Giá đỡ ; 1 x Bếp cồn; 1 x Lưới lọc; 1 x Muỗng xúc bột cà phê; 1 x Que khuấy cà phê( như hình)
Cách sử dụng cho bình Syphon Hario CTA2:
Cho vào bình thủy tinh tròn một lượng nước lạnh hoặc nước ấm cần thiết – thông thường để pha 1 ly cà phê chúng ta cần tương ứng 120ml nước. Đặt bếp đun ở vị trí trung tâm, phía dưới bình thủy tinh hình cầu, điều chỉnh sợi tim đèn cao 3mm, duy trì ngọn lửa cao dưới 4cm.
 Lưu ý, thuỷ tinh giãn nở quá nhanh sẽ không tốt. Tốt nhất trước khi dùng bạn lên tráng qua nước sôi để thủy tinh bền hơn. Sau đó bạn cho nước đun sôi và dùng bếp đun tới khi sôi lại.
 Sau khi đã ngâm màng lọc trong nước ấm ít nhất 5 phút, gắn màng lọc vào bình hình trụ. Trên màng lọc có một sơi dây có gắn móc, móc vào thành dưới của ống.
Tùy thuộc vào nhu cầu, cho một lượng cà phê vừa đủ vào vào bình hình trụ (tỷ lệ thông thường 10 gram cà phê/ly/người đối với phương tây, VN chúng ta là 20 gram)
Đối với hình thức pha cà phê bằng syphon, hạt cà phê cần được rang vừa phải, thậm chí ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn thông thường. Chính bởi công thức đặc biệt này, những hương vị tinh tế của hạt cà phê đều được lưu giữ lại, càng tránh đi việc hạt cà phê bị nhiễm phải mùi khen khét và độc. Hạt cà phê sau đó được nghiền thành bột cực mịn, Độ mịn của bột cà phê ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến quy trình thẩm thấu ngược trong dụng cụ pha chế.
Lắp bình thủy tinh hình trụ vào quả cầu thủy tinh nghiêng về một phía. Khi nước bắt đầu sôi, ấn nhẹ bình thủy tinh hình trụ, sao cho bình thủy tinh hình trụ gắn chặt vào bình cầu phía dưới.
Dưới sức ép của nhiệt, nước từ bình thủy tinh hình cầu sẽ chạy ngược lên bình thủy tinh hình trụ. Thông thường sẽ mất khoảng 40 đến 60 giây để thực hiện quy trình này. Trong khi nước chảy ngược lên bình trên, dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp cà phê và nước nóng chứa trong bình thủy tinh hình trụ khi nước được 2/3 bình.
Bình pha cà phê Syphon Hario TCA2
Khi nước ở dưới bình hình cầu gần cạn, di chuyển syphon ra xa và tắt bếp (bằng cách chụp nắp đèn lên ngọn lửa đang cháy). Lưu ý: sẽ luôn luôn còn một ít nước trong bình thủy tinh hình cầu.
Chờ cà phê thẩm thấu hết từ bình trụ phía trên xuống bình hình cầu phía dưới. Tháo bình hinh trụ bằng cách lắc nhẹ bình về trước, ra sau, qua phải, qua trái. Đặt bình trụ vào nắp.
Cho cà phê vào ly và thưởng thức.
Vệ sinh: Đợi bình syphon nguội và rửa sạch, nếu syphon tiếp xúc với nước lạnh ngay thì sự thay đổi nhiệt gây nứt vỡ bình.
Xem thêm BẤM tại --->> BÌNH SYPHON HARIO
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Khởi nghiệp từ Cà Phê Chồn

Khởi nghiệp từ nuôi chồn hương đến làm cà phê chồn, thu 500 triệu/năm

Khởi nghiệp với đủ thứ nghề như bỏ mối hải sản, nuôi rắn, môi giới thị trường chứng khoán, cuối cùng anh Nguyễn Văn Cừ (37 tuổi) ở thôn Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú (Bình Phước) đã tìm cho mình được hướng đi mới.


Năm 2014, anh Cừ bắt đầu nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn hương và cho ra "lò" một loại thương phẩm, dân gian quen gọi là cà phê Chồn.

Từ chồn thương phẩm

Chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Bá Cừ vào một buổi trưa tháng Mười. Nắng ngoài trời đang lên giữa đỉnh đầu. Anh Cừ đang nhanh tay đảo đều các phên cà phê phơi ngay trước thềm, cười bảo: "Tranh thủ những ngày nắng đẹp, mình hong cà phê. Nắng đẹp thế này, chất lượng cà sẽ rất tốt, hương thơm, vị đậm đà hơn."

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Chồn hương giúp anh Cừ có thu nhập ổn định kinh tế hộ

Các bạn có thể xem thêm nhiều sản phẩm cà phê chồn tại: https://goo.gl/KXdhk8

Anh Cừ bắt đầu câu chuyện về trại chồn và hướng đi của mình bằng một ly cà phê đặc biệt mời khách. Ly cà phê này được anh lấy máy xay và pha trực tiếp tại bàn. Bột cà phê có màu nâu cánh dán mịn màng, tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ. Khi nhấp chút cà phê vô miệng, nghe vị chát nơi đầu lưỡi. Một chút sau vị hậu ngọt kéo dài, đậm đà tới tận trong cuống họng. Anh Cừ cho biết, cà phê Robota khi được thải ra từ chồn sẽ có vị chát mạnh. Sau đó, vị hậu ngọt sẽ kéo dài rất dễ chịu. Đây chính là một trong những giá trị làm lên thương hiệu cà phê Chồn từ trước đến nay.

Để nuôi chồn hương thành công, anh Cừ đã phải quan sát rất kỹ, hiểu được tập quán, tính cách của từng con. Nhất là mùa sinh sản, chồn cái rất chảnh. Khi không chấp nhận chồn đực, anh Cừ phải đổi bạn tình cho chúng. Cừ quan tâm bầy chồn hương như chính con mọn của mình. Với 30 con chồn sinh trưởng hiện tại, mỗi năm trại chồn của anh có có ít nhất 50 lứa chồn non. Mỗi lần chồn cái đẻ được 2-4 chồn con. Giá chồn con khoảng 6 triệu động/cặp. Chồn thương phẩm từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng/kg. Mỗi năm từ chồn con và chồn thương phẩm gia đình anh thu lời ít nhất 100 triệu đồng.

Thức ăn của chồn rất đa dạng. Chồn là thứ ăn tạp, vừa chay vừa thịt. Ngoài các loại trái cây như chuối, mít, chôm chôm…chồn còn ăn thịt heo luộc, cháo thịt bằm. Chính vì vậy, việc nuôi chồn được anh Cừ ví như nuôi con mọn. Đặc biệt chồn rất khoái ăn cà phê. Khứu giác lại đặc biệt thính nên nếu cà phê hay trái cây có thuốc, nó sẽ không ăn. Để bảo vệ sức khỏe đàn chồn, anh Cừ đã tiêm thuốc phòng trừ các dịch cúm, vi rút cho chúng. Nhờ vậy đàn chồn của anh Cừ luôn phát triển khỏe mạnh, giúp anh tạo nên một thương hiệu của riêng mình.

Đến cà phê Chồn

Trước đây, anh Cừ từng nuôi rắn ráo trâu. Một đêm, khi đang đi kiếm nhái làm mồi cho rắn, anh Cừ thấy một con chồn chạy trong lô cao su. Trong đầu anh khởi lên ý định sẽ nuôi chồn, kinh doanh chồn thay cho rắn. Thế rồi, anh tìm mua một cặp chồn giống. Chẳng bao lâu, anh đã có bầy chồn hương với 30 chuồng. Bầy chồn này cho anh 100kg cà phê thành phẩm. Số lượng còn hạn chế, nhưng đó là sự khởi đầu đầy hân hoan với anh Cừ và gia đình.

Sản phẩm chê Chồn được hong phơi trong nắng

Sản phẩm cà phê Chồn được hong phơi trong nắng

Xem thêm nhiều sản phẩm hơn tại: https://goo.gl/RTyd9F

Hiện đang vào đầu mùa cà phê, anh Cừ liên hệ với các nông dân ở các vùng lân cận để tìm nguồn cà phê sạch làm thức ăn cho bầy chồn. Chồn rất thích ăn trái cà phê, đặc biệt là những trái chín mọng, thơm ngon. Sau khi tiêu hóa xong phần cùi, chồn sẽ thải ra những hạt cà phê còn lại. Người nuôi lấy những hạt này đem phơi nắng. Nếu được nắng đẹp, cà phê có vị rất đặc trưng, ít vị đắng, vị hậu ngọt khéo dài. Hiện tại anh Cừ đã tìm được một số nguồn mua cà phê nguyên liệu. Điều ấp ủ nhất của anh lúc này là tạo ra được thương hiệu của chính mình.

Chia sẻ về bước đi sắp tới, anh Cừ cho biết mình sẽ xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền thương hiệu. Từ đây, anh Cừ hy vọng cà phê chồn Bình Phước sẽ có hướng đi mới, trở thành món quà kỷ niệm của quê hương Bình Phước cho du khách tới công tác, du lịch.

Mô hình nuôi chồn hương và sản xuất cà phê chồn của anh Cừ đã đem lại thu nhập cho gia đình với trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Phú Quốc, Phó chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Phú nhận xét: Mô hình nuôi chồn hương, sản xuất cà phê Chồn của anh Cừ là một trong những điển hình sản xuất ít đất mà hiệu quả kinh tế cao nhất ở xã Thuận Phú hiện nay


Quý khách có thể tham khảo thêm các sản phẩm cà phê chồn tại đây: http://caphechonvn.com

 With 

Những điều lạ trong ẩm thực Đà Lạt

Thành phố cao nguyên bốn mùa đều lạnh mang lại cho du khách những cảm nhận rất riêng khi đặt chân đến. Một trong những điều rất riêng ấy phải kể đến nét ẩm thực độc, lạ của người dân nơi đây. Các món ngon của Đà Lạt lạ không chỉ ở tên gọi mà còn bởi cách chế biến và hương vị không lẫn vào đâu.

Bánh tráng nướng

Yêu thích bánh tráng nướng nên nhiều thực khách đặt cho món ăn này cái tên "Pizza Việt Nam". Từ hình thức đến nguyên liệu làm bánh tráng nướng đều giống món hệt món pizza mà bạn vẫn thường ăn. Dần dần, bánh tráng nướng đã trở thành món ăn chơi không thể thiếu của phố núi Đà Lạt.

Món bánh pizza của Việt Nam được du khách quốc tế yêu thích.
Món bánh pizza của Việt Nam được du khách quốc tế yêu thích.

Sự khác biệt của bánh tráng nướng nằm ở phần đế bánh. Chiếc "pizza Việt Nam" có đế bánh làm từ nguyên liệu là những chiếc bánh tráng Đà Lạt chính hiệu mỏng tang. Sau khi đặt trên vỉ than nướng giòn, người chế biến thêm chút hành lá xào nhuyễn, mỡ hành thơm nức, ruốc thịt đậm đà. Kế đến là lớp trứng gà tráng mỏng vàng ươm cùng các phụ liệu độc đáo khác cho lên trên cùng. Tùy theo sở thích của từng người mà nguyên liệu bánh tráng có thế khác nhau, từ bánh tráng nướng bò khô, đến bánh tráng pa tê, phô mai, thịt gà, xúc xích, sốt maiyonaise…

Để thưởng thức món ăn dân dã này khi có dịp tới Đà Lạt, bạn chỉ cần có từ 10.000 - 13.000 đồng là có ngay một chiếc bánh thêm trứng, phô mai và ruốc thịt.

Xắp xắp

Xắp xắp là món ăn đường phố chứa đựng hương vị cuộc sống bình dị của những người dân phố núi. Nhìn qua, xắp xắp gần giống như món nộm của miền Bắc hay gỏi khô của miền Nam. Tuy nhiên, món ăn này có một hương vị khác lạ, không lẫn với bất cứ nơi nào.

Xắp xắp đem đến cho du khách một sự trải nghiệm mới về hương vị.
Xắp xắp đem đến cho du khách một sự trải nghiệm mới về hương vị.

Nguyên liệu để làm xắp xắp chủ yếu là đu đủ được bào thành sợi, khô bò, phổi bò, gan lợn được rim cùng ngũ vị, các loại rau thơm... Nếu như gỏi khô bò miền Nam có vị chua ngọt từ nước mắm, pha chế theo cách nêm nếm của người miền Nam, hay gỏi khô bò miền Trung đậm đà bởi nước mắm hơi đậm và rất cay, thì xắp xắp Đà Lạt như được chắt lọc vị tinh túy từ món ăn của cả hai vùng.

Nước chan trong món xắp xắp Đà Lạt đặc biệt được làm từ nước me có độ chua dịu vừa phải, không quá ngọt và không quá cay nên có nét đặc trưng rất riêng. Món ăn không thể thiếu loại rau húng quế hay lạc rang giã dập. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận đu đủ giòn đượm vị mặn, chua, ngọt, cay cùng với vị bùi ngậy của lạc rang, thơm thơm của rau húng, khó lòng cưỡng lại nổi trong cái giá lạnh của xứ sở sương mù.

Sú kẹp nách

Không chỉ có cái tên độc đáo mà hình dáng và hương vị của sú kẹp nách cũng mang đậm đặc trưng của xử sở ngàn hoa.

Có nguồn gốc từ Bỉ, sú kẹp nách được trồng ở Đà Lạt từ thời Pháp thuộc. Cùng họ với cải bắp nhưng sú kẹp nách phát triển với nhiều mầm rau theo hình xoắn ốc dọc theo thân cây. Ở mỗi cuống lá sẽ là một quả giống như bắp cải nhỏ. Có lẽ chính vì đặc điểm khá đặc biệt này nên khi xuất hiện ở Đà Lạt, cái tên sú kẹp nách được hình thành một cách mộc mạc và thú vị như thế.

Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.
Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Sú kẹp là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Đây được coi như một loại đặc sản ở Đà Lạt rất có lợi cho sức khỏe.

Bánh ướt lòng gà

Bánh ướt lòng gà là món mà du khách phải tìm ăn khi đến Đà Lạt. Món này không ăn với chả, nem hay bánh tôm như thường thấy ở nhiều nơi mà được ăn kèm với thịt và lòng gà. Sự kết hợp giữa miếng bánh dẻo mềm với thịt gà thơm ngọt, vị dai dai của lòng gà khiến cho món ăn trở nên rất ngon và lạ miệng.

Món bánh ướt thường thấy được chế biến hết sức đơn giản, nhưng với người Đà Lạt thì sự khéo léo và bản chất phóng khoáng đã làm cho món ăn trở nên đặc biệt.
Món bánh ướt thường thấy được chế biến hết sức đơn giản, nhưng với người Đà Lạt thì sự khéo léo và bản chất phóng khoáng đã làm cho món ăn trở nên đặc biệt.

Người dân ở đây làm bánh ướt tỉ mỉ từ khâu chọn gạo đến chọn lòng gà và thịt gà. Thường người ta chọn gà vườn không quá lớn, thịt chắc và không được nhão hay quá dai. Để tránh mùi tanh, lòng gà sau khi được sơ chế sẽ được ướp sơ qua một chút gia vị cùng hành tỏi cho thấm, khi làm cho khách mới xào chín để miếng lòng giữ được độ giòn thơm.

Kèm theo tô bánh ướt lòng gà là một chén nước mắm pha vừa ăn, có độ cay ngọt thanh nhưng đậm vị. Trong tiết trời se lạnh của sớm mai hay buổi tối, bạn sẽ không khỏi mê mẩn trước vị dẻo thơm của bánh ướt nóng mới tráng, chút béo ngậy từ miếng thịt, lòng gà quyện trong vị nước mắm vừa phải thêm chút cay của ớt lẫn thơm nồng từ rau thơm.

Bánh mì xíu mại

Khi nhắc đến xíu mại, có lẽ mọi người liên tưởng ngay đến những viên xíu mại nho nhỏ có nước sốt tươi đỏ thật bắt mắt. Thế nhưng xíu mại Đà Lạt khi dọn ra có thể khiến thực khách giật mình vì nó khác rất nhiều so với tưởng tượng.

Xíu mại Đà Lạt cũng được làm từ thịt nạc quết khéo nên có độ dẻo dai vừa phải, nêm nếm vừa nên hương vị rất nhẹ nhàng. Với nước dùng ninh từ xương heo quyện với nước ngọt thanh từ thịt nạc viên, cộng thêm một chút hành lá thái nhuyễn trang trí khiến cho món xíu mại Đà Lạt trở nên rất thanh từ hình thức đến hương vị.

Món bánh mỳ xíu mại hấp dẫn mang thương hiệu Đà Lạt.
Món bánh mỳ xíu mại hấp dẫn mang "thương hiệu" Đà Lạt.

Khi dùng xíu mại với bánh mì, thường người ta sẽ cho thêm một chút sa tế để xíu mại hơi đỏ và hơi cay, thêm phần hấp dẫn. Thực khách có thể dùng thêm chút giá và ngò, bỏ vào chén xíu mại cho ngấm nước sốt rồi dùng sẽ rất ngon.

Cách dùng bánh mì với xíu mại ở Đà Lạt cũng khác biệt. Nếu như các món bánh mì xíu mại bình thường người ta bỏ xíu mại vào trong bánh mì thì ở Đà Lạt, thực khách có thể xé nhỏ bánh mì chấm với xíu mại hoặc có thể bỏ xíu mại vào bánh mì tùy thích.

Chè hé

Chè hé Đà Lạt – cái tên vừa nghe qua cứ ngỡ như một món chè đặc sản của Đà Lạt với một nguyên liệu thật khó hình dung. Tuy nhiên, chỉ khi thưởng thức rồi, thực khách mới vỡ lẽ ra rằng, gọi là chè hé bởi quán phục vụ chè chỉ hé cửa do tiết trời rất lạnh của Đà Lạt. Hơn nữa, vì vị trí của mình nên quán phải khép cửa để không gian dành cho khách thêm ấm cúng trong chiều Đà Lạt lộng gió.

Chè hé có đủ hương vị cho thực khách lựa chọn.
Chè "hé" có đủ hương vị cho thực khách lựa chọn.

Không biển hiệu và nằm khiêm tốn ở con dốc của đường 3/2 thành phố Đà Lạt, quán chè hé đã rất nhiều tuổi tồn tại một cách thân thuộc, gần gũi với người dân Đà Lạt lẫn du khách gần xa bằng thương hiệu khá mộc mạc. Ở đây, những món chè phục vụ gồm cả chè nóng và chè lạnh, chỉ có khoảng gần 10 loại được phục vụ như chè bắp, chè chuối, chè đậu…nhưng các món đều ngon, chế biến khéo léo với vị ngọt rất vừa, lại phục vụ bằng những chén chè nho nhỏ nên thực khách dùng hoài không ngán.

Điều đặc trưng làm cho chè hé trở nên nổi tiếng không chỉ bởi chi tiết "hé cửa" khá đặc trưng, mà còn bởi nét tiêu biểu thanh đạm nhẹ nhàng trong các món chè, khiến ai thưởng thức cũng ít nhiều cảm nhận cái hồn của Đà Lạt trong đó.

Cà phê Chồn

Cà phê chồn Đà Lạt đặc biệt bởi những hạt cà phê đã qua một quá trình nhai gặm của chồn, từ sự bào mòn bởi các enzym men tiêu hóa nơi dạ dày của nó, đã góp phần tạo nên hương vị rất đặc trưng của cà phê.

Hạt cà phê chồn chưa qua xử lý. Phải trải qua nhiều công đoạn, người ta mới tạo ra một ly cà phê chồn thứ thiệt.

Hương vị đặc trưng này chứa đựng cả một hành trình khám phá thú vị và độc đáo. Khi thưởng thức cà phê chồn Đà Lạt, người ta có thể cảm nhận được cả vị bùi của đất, vị ngai ngái, vị dịu dàng của hương rừng, vị thơm nồng đậm đà của cà phê… Sự cảm nhận ấy hình thành từ tinh chất trong thành phẩm và cũng là những tinh tế của riêng mỗi người thưởng thức. Điếu đó là yếu tố quan trọng làm cho cà phê chồn càng thêm độc đáo và quý hiếm.

Quý khách có thể mua sản phẩm này tại: http://weaselcoffee.com.vn

 With 

6 Kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử tại nhà

Nếu là một con nghiện cà phê chính hiệu thì đừng bỏ qua những cách uống cà phê này.

Ngoài những kiểu cà phê phổ biến như đen, nâu, phin, espresso, cappuccino... thì bạn còn biết những kiểu cà phê nào nữa? Hãy cùng tìm hiểu thêm các cách uống cà phê "sang chảnh" ngay tại nhà để thỏa mãn niềm đam mê loại hạt màu nâu này nhé!

Các cách uống cà phê:

1. Coffee Float

Loại cà phê này dành cho tín đồ yêu thích sự kết hợp giữa cà phê cùng lớp kem bọt mát lạnh.

- Đầu tiên, bạn lấy một cốc cà phê ra và đổ thêm bột cacao vào. Sau đó, khuấy đều lên.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 1.

Mua cà phê ngon tại: Cà phê chồn

- Giờ thì chỉ cần xúc một thìa kem vani mát lạnh đổ vào cốc cà phê, đợi kem tan ra là có thể thưởng thức được rồi.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 2.

2. Bulletproof Coffee

Loại cà phê này thì lại chuyên dành cho người ăn kiêng với kiểu kết hợp độc đáo khi cho thêm cả bơ và dầu dừa.

- Đầu tiên, bạn đổ nước cốt cà phê vào cốc máy xay. Sau đó, bạn cho thêm dầu dừa và bơ lạt vào.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 3.

- Vặn nắp cốc lại thật chặt rồi đặt lên máy xay và xay cho hòa quyện hỗn hợp này.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 4.

- Giờ thì chỉ cần rót ra cốc là có thể thưởng thức được rồi.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 5.

3. Biến thể của mocha

Loại cà phê này thì chắc một số người cũng biết. Mocha là một thành phần hỗn hợp giữa cà phê espresso được pha bằng hơi nước và thêm socola nóng. Sau cùng sẽ là một lớp kem tươi cùng chút siro socola ngọt lịm. Tuy nhiên, có một cách uống mocha độc đáo hơn mà chẳng cần nhiều công đoạn để thực hiện ngay tại nhà.

- Đầu tiên, bạn đổ cà phê vào đầy các ô khay đá. Sau đó, cất khay cà phê này vào tủ lạnh đợi đông cứng.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 6.

- Khi khay cà phê đông lại thì bạn lấy ra khoảng 5 - 6 viên cho vào cốc. Đổ thêm sữa tươi vào ngay sau đó.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 7.

- Giờ thì rưới lên một chút siro socola là có thể thưởng thức ly mocha kiểu mới này tại nhà rồi.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 8.

4. Iced Coconut Coffee

Chỉ nghe tên là cũng đủ biết loại cà phê này có sự kết hợp của dừa rồi.

- Đầu tiên, bạn cho vài viên đá vào cốc và đổ tiếp nước dừa xay vào.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 9.

- Sau đó, bạn đổ cà phê vào và thêm một chiếc ống hút là có thể thưởng thức ly cà phê thơm mùi dừa lạnh này rồi.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 10.

5. Coconut Mocha

Vẫn tiếp tục là dừa và lần này là sự kết hợp của dừa và mocha!

- Đầu tiên, bạn đổ nước cốt dừa vào nồi và đun nóng.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 11.

- Sau đó, bạn đổ cà phê vào cốc và thêm tiếp phần nước cốt dừa đã nấu vào.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 12.

- Cuối cùng, rưới thêm chút siro socola lên trêm là có ngay một ly coconut mocha rồi đó.

6 kiểu uống cà phê độc đáo mà bạn có thể thử ngay tại nhà - Ảnh 13.

6. Espresso Tonic

Đây là một loại cà phê của Thụy Điển có hương vị gây ngạc nhiên khi lần đầu bạn uống thử. Người ta sẽ hòa trộn nước soda tonic với cà phê espresso để mang đến cho bạn một hương vị ngọt mát khó quên. Tất nhiên, loại cà phê này thì chẳng khó để pha ở nhà chút nào.

- Đầu tiên, bạn đổ nước soda tonic vào cốc và đừng quên thêm vài viên đá.

- Sau đó, bạn đổ cà phê espresso vào và khuấy đều lên là có thể thưởng thức được rồi nhé.

Wow, vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các cách uống cà phê độc đáo ngay tại nhà rồi. Bảo đảm với những kiểu cà phê này thì bạn chẳng lo thiếu loại cà phê để nhâm nhi ở nhà đâu!

Nguồn: BuzzFeedVideo


 With 

Cafe Chồn Robusta

Cafe Chồn Robusta (250gram)

 

Cà phê Chồn Robusta của chúng tôi được sản xuất từ nguồn quả chín mọng ở vành đai Buôn Mê Thuột – vốn nổi tiếng với độ sánh cao và mùi hương đậm đà.




Thủ tướng thăm và làm việc tại doanh nghiệp


Xem thêm tạihttp://weaselcoffee.com.vn/


Cà phê chồn Trung Nguyên giá bao nhiêu

 * Khối lượng tịnh: 250 gr   *** Khối lượng cả bao bì: 1600 gr  *** Kích thước hộp: 22 x 22 x 6,5 cm *** Túi xách lục bình kèm theo

Xem thêm tại: http://caphechonvn.com/

 With